Sự kiện đảo Ganghwa Điều_ước_Nhật–Triều_1876

Lực lượng Nhật Bản trên tàu Unyō đang tiến hành đổ bộ lên đảo Ganghwa năm 1875

Tại Triều Tiên, chế độ Quân chủ chuyên chính mãnh liệt của Hưng Tuyên Đại Viện Quân bị Hoàng hậu Minh Thành (Mẫn Phi) lật đổ, Mẫn Phi thiết lập một chính sách đóng cửa (bế quan tỏa cảng) với các cường quốc châu Âu. PhápHoa Kỳ đã tiến hành một số nỗ lực nhằm khởi động thương mại với Triều Tiên nhưng bất thành, tất cả đều diễn ra chỉ trong thời gian Hưng Tuyên Đại Viện Quân nắm quyền. Tuy nhiên, sau khi Đại Viện Quân bị loại khỏi quyền lực, nhiều quan viên mới vốn không ủng hộ ý tưởng mở cửa thông thương với người ngoại quốc cũng lên nắm quyền. Trong khi xảy ra bất ổn chính trị, Nhật Bản nhanh chân phát triển một kế hoạch quân sự nhằm mở cửa, tận dụng sức mạnh Hải quân và gia tăng tầm ảnh hưởng của mình lên Triều Tiên - trước khi một cường quốc châu Âu nào đó có thể tiến hành điều này. Năm 1875, kế hoạch của họ được biến thành hành động, chiến hạm Unyō của Hải quân Nhật Bản dưới quyền Inoue Yoshika được phái đi khảo sát khu vực duyên hải nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà không được phía Triều Tiên cho phép.

Ngày 20 tháng 9, Unyō tiếp cận đảo Ganghwa, vốn là nơi từng diễn ra các vụ xung đột, chạm trán bạo lực, đẫm máu giữa Hải quân nhà Triều Tiên với các lực lượng quân sự nước ngoài trong những thập niên trước đó. Những ký ức và cảnh báo về các cuộc chạm trán này vẫn còn nguyên vẹn và lực lượng đồn trú ven biển Triều Tiên sẽ bắn bất kỳ tàu chiến ngoại quốc nào cố gắng tiếp cận. Tuy thế, Inoue Yoshika vẫn lệnh cho hạ thủy một thuyền nhỏ, lấy cớ là để nghiên cứu nước ngọt, tiến gần vào làm mồi nhử. Quân Triều Tiên khai hỏa, Un'yō chớp lấy thời cơ, sử dụng hỏa lực vượt trội của mình để khắc chế pháo thủ của Triều Tiên. Sau đó, lực lượng Nhật Bản tiến công một thành phố ven biển khác của Triều Tiên rồi mới triệt thoái về Nhật Bản.